Những lưu ý khi đi tiêm chủng vắc xin COVID–19

Những lưu ý khi đi tiêm chủng vắc xin COVID–19

Sợ hãi, áp lực, lo lắng đây hầu như là tình trạng chung của mọi người trong đó cũng có tôi khi nhắc tới việc tiêm chủng vắc xin COVID – 19.

Khi xem những tin tức trên các trang mạng xã hội tôi thấy rằng một vài cá nhân khi tiêm vắc xin họ đã bị sốc thuốc, có một vài trường hợp họ sốt, lạnh mệt người… Điều đó làm tôi rất hoảng và lo lắng tôi tìm lên các trang mạng xã hội với rất nhiều câu hỏi được đặt ra trước và sau khi tiêm vắc xin chúng ta cần làm gì?

Thật trùng hợp cách đây hai tuần hơn tôi có gặp một người chị của tôi để đưa đồ cho chị ấy. Chúng tôi nói chuyện và tâm sự với nhau. Chị ấy chia sẻ cho tôi biết quá trình cũng như cũng những lưu ý khi đi tiêm vắc xin.

Hiện tại bản thân chị ấy cảm thấy rất tốt sau khi đi tiêm chủng. Tôi nghĩ điều này rất hữu ích đối với mọi người và tôi muốn chia sẽ những lưu ý cách đi tiêm chủng cần làm gì để mọi người lạc quan hơn trong mùa dịch này nhé!

Lưu ý 1: Quy trình tiêm chủng Vắc – xin phòng COVID-19 tại bệnh viện

Tùy theo khu vực bệnh viện ở mỗi nơi mà thời gian tiêm chủng sẽ được thông báo thích hợp.

Bệnh viện sẽ tổ chức tiêm vắc xin vào khung giờ hành chính (sáng từ 7h30’ đến 12h00’, chiều từ 13h30’ đến 16h30’).

 

Quét mã QR code trên điện thoại di động.

  • Bước 2: Hoàn thành phiếu tiêm chủng. Người tiêm chủng di chuyển đến khu vực Khai báo tiêm chủng. Nhân viên hướng dẫn sẽ hướng dẫn đối tượng tiêm chủng điền các thông tin trên phiếu đồng ý tiêm chủng.
  • Bước 3: kiểm tra người đi tiêm chủng. Người tiêm chủng di chuyển đến khu vực sàng lọc trước tiêm chủng. Nhân viên y tế sẽ tiến hành kiểm tra các chỉ số sinh tồn cơ bản gồm nhịp tim, huyết áp, nhịp thở…
  • Bước 4: Người tiêm chủng di chuyển đến khu vực Khám sàng lọc trước tiêm chủng. Tại đây các bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe tổng quát, khai thác tiền sử bệnh lý, sàng lọc đối tượng tiêm chủng để chỉ định tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
  • Bước 5: Thực hiện tiêm chủng Vắc xin phòng Covid-19.
  • Bước 6: Sau khi tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, đối tượng tiêm chủng cần ở lại Phòng theo dõi sau tiêm chủng để được nhân viên theo dõi tình trạng sức khỏe ít nhất 30 phút sau tiêm. Người tiêm chủng không được tự ý bỏ về trong khoảng thời gian này vì nó hết sức quan trọng.
  • Bước 7: Sau khi đã hoàn tất các quy trình ở trên người tiêm chủng quét mã QR để cập nhật, quản lý thông tin tiêm chủng của bản thân trên ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử rồi đi về

Lưu ý 2: trước và sau khi tiêm chủng

  • Trước khi tiêm chủng

Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, sổ khám bệnh…được sử dụng và có thời hạn gần đây (nếu có).

Tải ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử (SSKĐT) trên điện thoại thông minh Android và IOS (Google Play (CH Play) hoặc Apple Store); khai báo thông tin cần thiết.

Thực hiện quy tắc 5K khi đi tiêm chủng, không nên để bụng đói khi đi tiêm chủng.

Ngoài ra không tự ý dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, … trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19.

  • Sau khi tiêm chủng

Nên ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau khi tiêm để cán bộ y tế theo dõi.

Nên theo dõi sức khỏe trong vòng 3 tuần kể từ thời điểm tiêm vắc xin.

Bạn sẽ gặp một số dấu hiệu thông thường sau khi tiêm vắc xin ở miệng: tê quanh môi hoặc lưỡi…ở da: Phát ban, môi mẩn đỏ, tím tái hoặc đỏ da…ở họng: Ngứa, căng cứng, tắc nghẹn, khản đặc…đường tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng…đường hô hấp: thở dốc, thở khò khè, thở rít, khó thở, cảm giác nghẹt thở, ho…toàn thân: mạch yếu, chóng mặt, choáng/xây xẩm, cảm giác muốn ngã, chân tay co quắp…

Nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường sau khi tiêm vắc xin, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ theo dõi và xử lý kịp thời.

Nếu bạn không biết đăng ký tiêm chủng Vắc – xin như thế nào hãy xem bài viết này nhé chúng tôi có hướng dẫn đầy đủ mọi thông tin cho bạn đăng ký dễ dàng hơn.

Post Comment