
Marketing là từ phổ biến được dùng nhiều trong cuộc sống. Ngay cả trong đời sống người Việt thì từ này cũng phổ biến đến mức mà người ta đọc và sử dụng như thể nó là một từ tiếng Việt chứ không phải là ngoại ngữ (tiếng Anh) nữa. Thế marketing là gì ? Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng câu trả lời không hề đơn giản.
Định nghĩa Marketing theo từ điển Oxford
Marketing là quảng cáo, là bán theo cách tốt nhất
Từ điển được xem là sự chuyển thể ngôn ngữ, giải thích nghĩa gốc một cách chính thống, tường minh và dễ hiểu nhất khi ta tìm khái niệm, định nghĩa về một từ nào đó theo ngôn ngữ học. Có thể đó là từ điển về các loại cây, từ điển về khái niệm, từ điển giữa các ngôn ngữ hoặc từ điển của chính ngôn ngữ đó. Ngay cả với tiếng Việt, cũng có từ điển tiếng Việt. Khi ta cần biết nghĩa của một từ nào đó thì chỉ cần mở từ điển tiếng Việt
Thì ở đây cũng tương tự. Từ điển Oxford là từ điển Anh-Anh, hoặc Anh-Mỹ, cho phép chúng ta tìm nghĩa của một từ tiếng Anh bằng tiếng Anh. Khi tìm Marketing, thì từ điển Oxford giải nghĩa như sau:
[Uncountable noun] the activity of presenting, advertising and selling a company’s products or services in the best possible way
Dịch: Marketing là hoạt động trình bày, quảng cáo và bán sản phẩm, dịch vụ của công ty theo cách tốt nhất.
Đây là có thể coi là một định nghĩa cơ bản, đơn giản và dễ hiểu nhất về Marketing.
Như vậy, chiếu theo định nghĩa của Oxford thì: Công ty Apple quảng cáo và bán các sản phẩm điện thoại iPhone, máy tính bảng iPad thì đó chính là marketing.
Về mặt ngôn ngữ thì marketing cũng khá dễ hiểu như bao từ khác, nhưng ở đây có lẽ chúng ta cần đề cập đến định nghĩa Marketing theo một khía cạnh chuyên sâu hơn, đó là khía cạnh Kinh tế học. Nó là một từ ngữ trong kinh tế học mà để hiểu được thì chúng ta không thể chị dựa vào định nghĩa rất căn bản của Từ điển ngôn ngữ. Mà phải tìm đến những thông tin chuyên sâu hơn của các nhà kinh tế học.
Marketing trong kinh tế học
Marketing là gì trong kinh tế học
Mỗi ngành học đều có những người đi đầu và được coi là chuẩn mực. Trong ngành kinh tế thì có rất nhiều chuyên gia hàng đầu ở những lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Đối với Marketing thì người nổi tiếng bậc nhất thì có lẽ vẫn là Philip Kotler. Tên tuổi của ông được gắn với những giáo trình marketing được đưa vào sử dụng ở trên khắp thế giới.
Trong cuốn Principles of marketing (tạm dịch: Những nguyên lý marketing). Trong cuốn này Kotler viết về marketing như sau “as a process by which individuals and groups obtain what they need and want by creating and exchanging products and value with others” . Dịch: marketing là một quá trình mà cá nhân và nhóm đạt được những gì họ muốn bằng cách tạo ra và trao đổi sản phẩm và giá trị với người khác.
Kotler cũng nói thêm về chữ Market (mà ta hiểu nôm na là thị trường) mà từ đây sẽ là cái cơ sở để ra đời marketing
Một hệ thống marketing đơn giản. Kotler. Ảnh chụp từ sách.
Nhìn vào sơ đồ này của Marketing thì có thể hiểu một cách cơ bản nhất thì thị trường là tập hợp người mua, còn ngành là tập hợp người bán. Thông qua quá trình giao tiếp để chia sẻ thông tin thì một bên nhận tiền, còn bên kia sẽ nhận sản phẩm/dịch vụ.
Bạn có khả năng làm ra một món bún riêu rất ngon thì đó không phải là thị trường của bạn. Những người sẵn sàng chi tiền ra để mua món bún riêu của bạn là thị trường của bạn. Những người này phải có tiền và sẵn sàng lấy tiền ra trả cho bạn để đổi lấy là sẽ được ăn món bún riêu của bạn, đó là thị trường. Những người này phải ở gần bạn để việc mua bán diễn ra. Bạn bán bún riêu Nha Trang ở tại Nha Trang, thì một người dù rất thích món đó và có tiền mua nhưng ở tận Hà Nội thì người đó cũng không nằm trong thành phần thị trường của bạn.
Khi bạn đã có bí quyết nấu bún riêu ngon nhất quả đất rồi, ai mà ăn là có thể ghiền ngay thì bạn tìm cách duy trì việc mua được những nguyên liệu tốt nhất, hợp khẩu vị với nhiều người nhất, bạn tìm địa điểm để có thể nấu được nhiều và mọi người dễ dàng tới mua. Bạn thu được nhiều tiền từ việc bán buôn đó thì đó chính là marketing
Marketing có mặt trong mỗi chúng ta ở nhiều lĩnh vực, không chỉ là kinh tế
Vậy là trong cuộc sống, gần như ai ai cũng làm marketing. Không cái nọ thì cái kia. Kiểu gì thì bạn cũng đang bán thứ gì đó. Nếu bạn là người làm trong công ty thì bạn đang đi bán thời gian, sức lao động và chất xám của họ cho công ty. Bạn luôn luôn nỗ lực hết mình để làm sao cho năng suất làm việc của bạn là cao nhất, công việc bạn làm là tốt nhất và cho đồng nghiệp cũng như cấp trên của bạn nhận ra được điều đó và bạn nhận được sự ghi nhận, tán dương và trả thù lao đúng đắn thì đó chính là marketing.
Nếu bạn là chỉ là một anh lính quèn nhưng bạn luôn có ý thức để chứng tỏ bản thân và người khác ghi nhận bạn , đó chính là marketing
Bạn là một giảng viên, bạn luôn nỗ lực hết mình để bài giảng của mình là chất lượng nhất, người khác dễ tìm đến bạn để đăng ký khóa học hay nhờ tư vấn, bạn được trả tiền hoặc được ghi nhận theo cách mà bạn muốn, đó chính là marketing.
Một ứng cử viên chính trị đã nỗ lực nhiều trong việc vận động tạo nhiều việc làm hơn nữa cho người lao động trên khắp cả nước, chống lại những tiêu cực trong xã hội và cho cử tri biết được đóng góp của ông ta và sau đó ông ta được bầu theo đúng như mong muốn của bản thân, đó là marketing.
Bạn là một người bán hàng, bạn thấy còn nhiều tiềm năng bán hàng nữa mà bạn đang bỏ lỡ. Giờ đây bạn tìm cách để đưa những sản phẩm đó lên mạng, theo một hoặc nhiều cách/hình thức khác nhau, thì chính là bạn đang đi làm marketing.
Bạn là một nhà môi giới bất động sản, bạn muốn chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức của bạn đến với khách hàng của mình với mong muốn chốt deal nhiều nhất, đó chính là marketing.
>> Đọc thêm : Hướng dẫn tự thiết kế website bất động sản (hoặc bất cứ blog, website bán hàng nào khác)
Bài viết trình bày cơ bản và ngô khoai nhất về câu hỏi “marketing là gì” dựa trên 2 cơ sở là từ điển Oxford và khái niệm từ giáo sư kinh tế học nổi tiếng Philip Kotler. Trong các bài viết tiếp theo mình sẽ đề cập sâu hơn nhưng cũng rất dễ hiểu về marketing. Mời các bạn đón đọc