
Thật không thể tin được ngay khi bạn đã tận mắt thấy sổ đỏ rồi, thậm chí bạn đã cầm sổ đỏ trên tay nhưng vẫn bị lừa mất trắng.
Cảnh giác ngay nếu bạn không muốn trở thành nạn nhân tiếp theo của bọn lừa đảo, tôi sẽ giúp bạn nhận diện chúng thông qua bài viết dưới đây.
Lừa đảo mua bán nhà đất bằng hợp đồng vi bằng

Bạn có để ý rằng các trường hợp mua bán nhà đất qua hợp đồng vi bằng thường được diễn ra ở những khu vực huyện, ven thành phố. Những “ tên trộm đẳng cấp” này sẽ đi gom đất xây nhà rồi chia ra bán từng căn theo vi bằng.
Sau đó chúng sẽ sử dụng các từ như “ vi bằng công chứng thừa phát lại” hay “ công chứng thừa phát” để dụ dỗ người mua nhà thiếu hiểu biết vào tròng.
Bạn nên nhớ rằng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp này tôi khuyên bạn nên làm rõ ràng về hợp đồng chuyển nhượng điều này sẽ do phòng công chứng soạn thảo dựa trên hồ sơ bạn cung cấp và các thỏa thuận của hai bên mua và bán. Khi ký hợp đồng và bạn giao tiền thì bên bán giao bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các giấy tờ tùy thân khác mỗi loại 3 bản chứng thực. Lúc này, bạn nên lập văn bản giao nhận viết tay, có người làm chứng.
Dàn cảnh nhiều người tranh mua nhà hòng đẩy giá lên cao
Tôi có một bà chị, chị ấy cũng đi mua nhà và cũng gặp trường hợp này:
Người bán nhà cho chị ấy thuê nhiều người khách khác giả làm người đi xem nhà và sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn bà chị của tôi. Chị tôi lúc này thấy vậy nghĩ rằng sao có nhiều người người tranh mua điều này làm cho chị tôi cảm thấy căn nhà này chắc phải có vị trí phong thủy lắm, hay tương lai sẽ tăng giá cao,…
Và rồi chuyện gì đến cũng sẽ đến “tiền mất tật mang” chị tôi phải “cắn răng” trả thêm một, hai trăm triệu để mua cho được căn nhà này trong khi nó chẳng có một tí giá trị nào cả!
Một căn nhà lừa bán cùng lúc cho nhiều người
Chiêu trò lừa đảo nhà đất này thường bị phanh phui ở các trường hợp mua bán nhà đất bằng giấy tay. Những kẻ lừa đảo nhà đất trong các trường hợp này không cần phải có sổ đỏ, sổ hồng, thậm chí là giấy tờ nhà đất giả cũng không.
Thay vào đó, những kẻ này sẽ đăng bán căn nhà với giá cực thấp để dụ dỗ bạn sập bẫy. Đến bước làm giấy tờ chuyển nhượng thì kẻ lừa đảo nhà đất đã lấy được tiền cọc hay một phần tiền từ bạn, rồi chỉ làm cam kết giấy tay với nhiều hứa hẹn.
Sau khi chồng tiền, bạn có tìm đủ mọi cách liên lạc lại thì kẻ lừa đảo nhà đất cũng sẽ không hồi âm đâu!
Lừa đảo mua bán nhà đất bằng giấy tờ giả
Bạn có tin được không những kẻ lừa đảo này chưa được một lần đào tạo chuyên nghiệp thế nhưng khi bạn rao bán một căn nhà nào đó kẻ lừa đảo nhà đất giả dạng làm người mua nhà, lân la vào xem nhà và yêu cầu chủ nhà cho xem giấy tờ nhà đất. Sau khi đã có thông tin căn nhà, kẻ lừa đảo sẽ dùng những thủ thuật tinh vi để làm giấy tờ nhà đất giả y như bản thật.
Sau đó, những kẻ này quay lại xem nhà, yêu cầu chủ nhà cho xem giấy tờ nhà lần nữa rồi nhanh tay đánh tráo giấy tờ giả đã làm sẵn với giấy tờ thật của chủ nhà.
Khi đã cầm trong tay những bộ giấy tờ thật, kẻ lừa đảo nhà đất sẽ dùng giá rẻ để nhanh chóng bán căn nhà này cho bạn và thêm càng nhiều người càng tốt rồi cao bay xa chạy trước khi mọi chuyện vỡ lỡ.

Trong trường hợp này bạn nên đi thực tế để xem xét thật kỹ nhà đất định mua. Bạn nên đi cùng người có kinh nghiệm để đánh giá hình dáng thửa đất, khu vực giáp ranh, đường đi vào, không gian xung quanh.
Đồng thời, bạn hãy quay trở lại một vài lần vào thời điểm khác nhau trong ngày để kiểm tra an ninh, môi trường sống xung quanh căn nhà. Đặc biệt, bạn nên hỏi thăm hàng xóm, tổ trưởng tổ dân phố về chủ nhà, xem xem họ có đang ngộp “nợ” (cảnh giác căn nhà đã bị thế chấp) hay nhà đất có vướng mắc tranh chấp với người khác,…
Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích, giúp cho các bạn nhận biết được chiêu trò của những kẻ lừa đảo tránh cảnh “tiền mất tật mang”.
Xem thêm bài viết trước mà tôi rất tâm đắc về thẩm định thông tin bất động sản