Pháp lý dự án bất động sản, phân tích qua 1 ví dụ ở gần tôi

Pháp lý dự án bất động sản nói riêng hay pháp lý bất động sản là vấn đề quan trọng, cốt lõi và nhiều người quan tâm nhất khi tìm hiểu và chuẩn bị mua bất kỳ bất động sản nào. Video ngắn sẽ nói ngắn những điều cơ bản nhất về pháp lý dự án bất động sản áp dụng cho một dự án tại Nha Trang.

Video này là một trong những video đầu tiên của mình trực tiếp lên hình và biên tập. Đây là cảnh quay tại dự án ACC Vĩnh Hòa, Nha Trang. Đợt này đi quay cùng với cậu em đang làm trong công ty bất động sản tại Nha Trang luôn. Cái cảm giác hồi hộp khi lần đầu nhìn vào ống kính sau đó cứ phải nói liên tục sao cho thật “mượt” đúng là rất khó. Cảnh quay chỉ có vài phút thôi nhưng phải quay đi quay lại rất nhiều lần.

Sau vài clip đầu tiên thì mới hiểu được tại sao trong những cảnh phim người ta phải dành rất nhiều thời gian, có khi là vài ngày chỉ để cho vài phút lên hình chính thức.

Trở lại với chủ đề chính là pháp lý bất động sản đối với bất động sản hình thành trong tương lai

Pháp lý dự án bất động sản cơ bản cần có là gì

Để một bất động sản hình thành trong tương lai được bán theo luật thì cần nhiều yếu tố, được quy định một cách rất tường minh trong luật kinh doanh bất động sản. Có thể tóm tắt gồm:

  • Có giấy phép xây dựng được phê duyệt
  • Hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật cơ bản : điện, đường, nước
  • Xây dựng xong phần móng.

Người mua bây giờ cũng đã cẩn thận hơn trong việc tìm mua những dự án bất động sản, nhất là đối với dự án mà còn đang dang dở. Những vụ lừa đảo, gian lận trong bất động sản thì hầu hết là những dự án hoặc dự án tự phong, không đảm bảo yếu tố pháp lý. Khi giao dịch thì phát sinh những rủi ro về thanh toán, giao nhận và những vấn đề khác, mà người mua sẽ lãnh chịu những hậu quả.

Biết rằng các bất động sản trong giao dịch là những tài sản có giá trị lớn, thậm chí rất lớn lên đến chục tỷ động nhưng nhiều người vì nhiều lý do khác nhau đã xem nhẹ yếu tố pháp lý. Theo mình đây là vấn đề cân đối giữa lợi nhuận- rủi ro. Người mua thường chỉ nhìn vào cái “được” mà ít khi muốn nhìn thằng vào những cái “mất” mà bỏ qua yếu tố pháp lý cơ bản.

Những hệ lụy khi bỏ qua yếu tố pháp lý dự án là rất lớn

Trong số khách hàng mua bất động sản dự án, có không ít người là giới đầu tư muốn kiếm lợi trong thời gian rất ngắn, hay còn gọi là “lướt sóng”. Chỉ trong thời gian ngắn sau khi đặt cọc, nếu họ sang tên thành công thì lợi nhuận đã có ngay vài trăm triệu. Nếu dự án hoàn thành đúng như kế hoạch công bố thì chẳng có quá nhiều điều để nói. Trên thực tế thì số liệu xấu hơn nhiều. Có quá nhiều dự án đã bị mắc kẹt hoặc thậm chí không thể triển khai như kế hoạch. Ở Khánh Hòa điển hình là K-homes, một dự án nằm ở ngay mặt tiền đường 2/4 với quá nhiều lợi thế. Dự án đã bị đình lại không thời hạn với những lý do đến từ chủ đầu tư.

Đã có nhiều khiếu nại và phản ánh trên báo chí được đưa ra. Những người mua đã kịp qua tay có thể đã đem về cho mình nhiều lợi nhuận. Chỉ những khách hàng sau thì vẫn đang phải chờ đợi khi mà tiền đã thanh toán ít nhiều, còn nhà thì chưa biết đến bao giờ mới có.

Luật đã quy định rất rõ trong các pháp luật có liên quan đến một bất động sản trên thị trường, nhưng như đã nói, nhiều người mua vẫn chấp nhận xuống tiền để chốt. Và kết quả thì rất chua.

Hy vọng qua bài viết và video này, pháp lý dự án bất động sản sẽ được các nhà đầu tư, chủ đầu tư và khách hàng coi trọng và quan tâm hơn để thị trường được phát triển bền vững và lành mạnh. Đồng thời mang lại nhiều giá trị nhất cho xã hội.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply